Viên gạch xúc giác là gì? Mà lại được coi là một ý tưởng hết sức nhân văn?
Việc tham gia giao thông, nhất là đi bộ với người bình thường không hề khó. Nhưng sẽ thật khó với những người khiếm thị.
Họ sẽ phải làm sao? Sẽ phải ở nhà? Hay mỗi khi ra đường đều cần có người đưa đi.
Kỹ sư Seiichi Miyake người Nhật Bản đã có ý tưởng về Viên gạch xúc giác có thể giải quyết được bài toán đó.
Từ mong muốn giúp đỡ người bạn thân mà Miyake đã giúp hàng nghìn người khiếm thị trên thế giới được điều hướng ở không gian công cộng.
Các khối xúc giác của Miyake được giới thiệu trên một con phố gần Trường học dành cho người mù Okayama ở thành phố Okayama, Nhật Bản lần đầu tiên vào ngày 18/3/1967.
Đó là những khối hiển thị đặc biệt bao gồm dạng thanh và dạng chấm.
Từ ý tưởng về Viên gạch xúc giác, ngày nay các nước trên thế giới cũng đã sáng tạo ra rất nhiều những kiểu bề mặt xúc giác khác nhau, giúp người khiếm thị có thể tự di chuyển trên đường một cách an toàn nhất.
Có thể điểm qua một vài bề mặt xúc giác đang sử dụng phổ biến hiện nay ở các nước trên thế giới.
Vỉ xúc giác trên đường
Gồm nhiều hàng vỉ phẳng trên cùng một mô hình vuông. Mục đích là để đưa ra cảnh báo cho người khiếm thị tại nơi bắt đầu và kết thúc đường đi bộ.
Bề mặt này thực sự cần thiết tại các điểm băng qua đường dành cho người đi bộ.
Vỉ xúc giác bù cảnh báo đường sắt
Hay còn gọi là bề mặt cảnh báo cạnh (ngoài đường). Để cảnh báo người khiếm thị tại tất cả các rìa các loại đường sắt ngoài đường.
Xúc giác hình thoi
Hay còn gọi là bề mặt cảnh báo cạnh (trên đường phố). Mục đích của bề mặt này là cảnh báo người khiếm thị đang bắt đầu tiếp cận rìa một nền tảng vận chuyển nhanh trên đường phố.
Bề mặt này bao gồm các hình có dạng hình thoi cao 6mm, có các cạnh tròn tránh gây nguy hiểm.
Xúc giác chu kỳ
Đường xúc giác chu kỳ sẽ bao gồm một loạt các thanh ngang được nâng lên, có bề mặt phẳng và được nâng lên 5mm, rộng 30mm, cách nhau 70mm. Được sử dụng chung cùng với đường đi bộ để khuyên người khiếm thị đi vào.
Nên đặt ở đầu và cuối các tuyến đường riêng biệt, theo các khoảng đều đặn và tại các điểm giao cắt với người đi bộ
Và xúc giác định hướng
Nhằm hướng dẫn người khiếm thị dọc theo tuyến đường. Bao gồm các thanh cao 5,5mm, rộng 35mm cách nhau 45mm
Có thể nói với thời đại ngày nay, bên cạnh sự phát triển giao thông thông thường, người ta đã chú ý hơn đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng giúp những người khiếm thị có thể tự mình tham gia đi bộ một cách an toàn như mọi người.
Đó là một ý tưởng và biện pháp hết sức nhân văn, giúp người khiếm thị có thể tự tin hòa nhập với cộng đồng, vì tự họ có thể làm những việc như mọi người làm. Nhờ đó cuộc sống của mọi người sẽ thực sự tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.
Taxi tải Hà Thành mong rằng sẽ có nhiều ý tưởng hơn nữa để góp phần cải thiện giao thông cho mọi người, đặc biệt là giúp ích cho những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.