Vì sao lại cúng dâng sao giải hạn? Văn khấn như thế nào? Và có cần thiết hay không?

Ông bà ta xưa quan niệm: Mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh.

Có 24 vì sao nhưng tập trung thành 9 chòm sao là La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô.

Theo quan niệm xưa, trong số 9 sao đó thì có 3 sao tốt là sao Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức;3 sao xấu là La Hầu, Thái Bạch, Kế Đô; 3 sao trung tính là Thổ Tú, Thủy Diệu, Vân Hán.

Tuy nhiên điều này chỉ là tương đối vì có sao đối với nữ thì tốt nhưng với nam thì lại không, ngược lại cũng như vậy. Trong cùng một năm nhưng nam, nữ sẽ có sao chiếu mệnh khác nhau.

Các cụ cũng quan niệm nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn. Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghênh đón.

Lễ nghênh, tiễn được tiến hành vào những ngày nhất định của các tháng trong năm tùy từng sao như:

Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng

Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng

Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng

Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng

Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng

Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng

Sao Thủy Diệu: Ngày 21 hàng tháng

Sao Lao Hầu: Ngày 8 hàng tháng

Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng

Hoặc có thể làm một lễ dâng sao giải hạn hoặc nghênh đón vào những ngày đầu năm, đẹp nhất là vào ngày rằm tháng giêng. Bạn có thể làm tại chùa, tại nhà, hay các điện thờ…

Nếu bạn tự làm tại nhà, thì bạn phải tự sắm lễ và chuẩn bị cúng lễ.

Sắm lễ dâng sao giải hạn còn tùy thuộc vào ngôi sao chiếu mệnh của bạn. Nhưng thông thường sẽ gồm: hương, hoa, quả, phẩm oản; tiền vàng; 36 đồng tiền; bài vị, mũ,nến.

Lưu ý là màu của bài vị và mũ, số lượng nến, hình xếp nến hay hướng làm lễ sẽ thay đổi tùy theo ngôi sao chiếu mệnh của bạn.

Sơ đồ cắm nến cho từng sao
Sơ đồ cắm nến cho từng sao

Ở đây chuyển nhà Hà Thành chỉ xin giới thiệu với bạn bài văn khấn lễ dâng sao giải hạn đầu năm chung nhất còn nếu bạn cúng sao theo từng tháng sẽ có một bài văn khấn riêng cho từng sao.

Văn khấn cúng dâng sao giải hạn

( Nhân ngày Rằm tháng Giêng hoặc một ngày khác đầu năm mới)

“Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Hôm nay là ngày ….. tháng … năm

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nguyệt cung Thái Âm Hoàng Hậu tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thái Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tứ, Ngũ Hành tinh quân

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu ( hoặc ngày cúng lễ), theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dân lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sán lạn.

Chiếu khắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !”

Nên  hay không nên làm lễ dâng sao giải hạn?

Với phong tục dâng sao giải hạn, đó là nhu cầu tâm linh của mỗi người.

Có những người không tin vào thuyết này, họ không làm.

Có những người chuẩn bị lễ vừa phải, lòng thành từ tâm để cầu xin sự bình an, sức khỏe, mong những cái xấu, cái hạn giảm bớt.

Có những người quan niệm phải làm lễ thật to để giải thoát hết nạn hoặc có những địa điểm làm lễ dâng sao giải hạn cho mọi người yêu cầu phải sửa soạn lễ lớn thì mới giải được những sao xấu.

Tùy vào đức tin và nhu cầu tâm linh của bạn, mà bạn có thể lựa chọn cúng hay không cúng, làm hay không làm lễ dâng sao giải hạn. Có thể lựa chọn làm tại nhà, tại chùa hay tại các địa điểm dâng sao giải hạn…

Tuy nhiên, lưu ý dù làm gì thì cần phải phù hợp với điều kiện của mình, xuất phát từ tâm thành, tránh việc sa đà, quá tốn kém ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình hiện tại.

Lễ dâng sao giải hạn
Lễ dâng sao giải hạn

Và quan trọng nhất trong đạo Phật là phải tu thân, tích đức. Khi mọi người cư xử với nhau tốt đẹp, tự khắc những điều xấu không cần cầu cũng sẽ giảm bớt.

Xem thêm:

Văn khấn lễ nhập trạch phổ biến

Văn khấn lễ khai trương cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
ĐT:0988522698